Tác dụng của thực phẩm chức năng
Trong xu thế phát triển của thế giới hiện đại, luôn kèm theo nhiều nguy cơ, khiến cho những cơn dịch bệnh mãn tính không lây gia tăng trong xã hội. Các bệnh mãn tính không lây chưa thể phòng bệnh bằng vắc-xin mà cần thực hiện bổ sung thông qua các vitamin, các vi chất dinh dưỡng, khoáng chất, bổ sung các chất chống ôxy hóa - đó chính là thực phẩm chức năng.
Thực phẩm chức năng chiết xuất từ rau, củ, quả
Chính vì vậy, thực phẩm chức năng được xem như là công cụ dự phòng sức khỏe của thế kỷ 21 và việc thị trường này phát triển vũ bão cũng là điều tất yếu.
Ưu điểm của loại thực phẩm này là không tai biến, không có tác dụng phụ, không gây dị ứng.
Thực phẩm chức năng được chế biến với quy trình khép kín từ trồng, gặt hái đến chế biến tinh chất thực vật giàu dinh dưỡng trên các trang trại hữu cơ (hoàn toàn không dung hóa chất nhân tạo) được tinh chế cô đặc lại ở dạng dễ sử dụng. Trong Thông tư số 8 năm 2004 của Bộ Y tế có ghi rõ: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh”.
Thực phẩm chức năng cho cơ thể
Ở Mỹ, hiện nay, thực phẩm chức năng thường được đóng gói giống như những thực phẩm thông thường và trên bao bì cung cấp 2 loại thông tin: Xác nhận có lợi cho sức khỏe (health claims) và xác nhận về cấu trúc/chức năng” (structure/function claims). Những thực phẩm được xác nhận có lợi cho sức khỏe phải được cơ quan y tế chứng nhận trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Còn những thực phẩm có xác nhận về cấu trúc/chức năng dùng để chuyển tải những lợi ích tiềm tàng (chứ chưa chắc chắn) của loại thực phẩm đó đối với sức khỏe con người.
Ví dụ “có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa” là nội dung thuộc dạng thứ hai, không đòi hỏi có xác nhận của Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA), nhưng nhà sản xuất phải xuất trình đầy đủ tài liệu để chứng minh khi đăng ký sản phẩm. Hiện nay, các nước tiên tiến như Anh, Mỹ và Nhật vẫn đang nỗ lực để ngày càng hoàn thiện hệ thống phân loại, quản lý và phân phối thực phẩm chức năng đến người tiêu dùng. Tuy nhiên đến nay, thế giới vẫn chưa có một định nghĩa chung về nó vì còn một số thực phẩm muốn dán nhãn với định danh này nhưng không trải qua một thử nghiệm hoặc tuân theo tiêu chuẩn nào. Mặt khác, cũng có một số kiểu “luồn lách”, ví dụ như các thực phẩm chức năng gắn tên “thực phẩm chữa bệnh” (medical foods) sẽ tránh được quy định của FDA, hoặc có trường hợp nhà sản xuất bổ sung thêm một số chất có lợi cho sức khỏe vào các sản phẩm giàu chất béo, cholesterol, đường... để bán ở dạng thực phẩm chức năng.
thuc pham chuc nang
Xem thêm